Thảm họa ở Nhật Bản ảnh hưởng xấu tới kinh tế Mỹ

Suy giảm sản lượng xe hơi là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy tác động của thảm họa ở Nhật Bản với kinh tế Mỹ. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Sản lượng xe hơi ngày càng sụt giảm, giữa lúc các nhà máy lắp ráp vật lộn với tình trạng trạng thiếu nguồn cung linh kiện do ảnh hưởng của trận đất, sóng thần khủng khiếp hôm 11/3 ở Đông Bắc Nhật Bản, có thể gây tổn hại tới đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý 2/2011.

Theo số liệu công bố ngày 17/5 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), tình trạng gián đoạn chuỗi cung linh kiện do thảm hoạ thiên tai ở Nhật Bản đã khiến sản lượng xe hơi của Mỹ giảm 8,9% trong tháng 4/2011. Hậu quả này đã làm cho ngành chế tạo của nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm tháng đầu tiên trong 10 tháng qua.

Giới phân tích lo ngại rằng sản lượng xe hơi, vốn đóng góp tới 1,4 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 1/2011, có thể tiếp tục suy yếu trong quý 2 năm nay. Một số thể chế tài chính, trong đó có ngân hàng Đức Deutsche Bank, đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 2/2011.

Nhà kinh tế cao cấp Carl Riccadonna, thuộc Chi nhánh New York của Deutsche Bank, nhận xét: "Sản lượng công nghiệp của Mỹ đang có xu thế chững lại khi chỉ ghi nhận mức tăng 0% trong tháng Tư. Dự kiến, tăng trưởng sản lượng công nghiệp quý 2 có thể mất 0,5-0,75 điểm phẩn trăm so với dự báo trước đó."

Trước khi các số liệu về sản lượng công nghiệp được công bố ngày 17/5, Deutsche Bank dự báo GDP của Mỹ trong quý 2/2011 sẽ tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi ghi nhận mức giảm 1,8% trong quý 1.

Chuyên gia Riccadonna nói: "Chúng tôi đã hạ nửa điểm phần trăm mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này xuống 3,2% trong quý 2/2011. Tuy vậy, mức hạ này còn thấp vì các hoạt động chế tạo khác vẫn sẽ tăng trưởng."

Theo các nhà kinh tế, suy giảm sản lượng xe hơi là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy tác động của trận động đất kèm sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng Ba vừa qua đối với kinh tế Mỹ có thể lớn hơn dự kiến ban đầu.

Tháng trước, Chủ tịch FED Ben Bernanke nhận xét tác động đó chỉ là "vừa phải và tạm thời." Song, các nhà kinh tế cho rằng tình trạng gián đoạn chuỗi cung linh kiện ôtô từ Nhật Bản có thể tiếp tục kéo dài và chỉ bắt đầu dịu đi sớm nhất là vào tháng 8/2011.

Hiện vẫn chưa có số liệu cụ thể cho thấy số lượng linh kiện xe hơi do Nhật Bản chế tạo được sử dụng trong các nhà máy láp ráp ôtô ở Mỹ.

Theo chiến lược gia Howard Simons, thuộc hãng nghiên cứu Bianco Research có trụ sở tại Chicago (Mỹ), Nhật Bản hiện chiếm gần 1/3 tổng sản lượng linh kiện được sử dụng trong ngành chế tạo ô tô toàn cầu, với ngành sản sản xuất xe hơi của Mỹ dựa nhiều vào nguồn cung linh kiện từ Nhật Bản.

Tuy nhiên, tác động từ sự gián đoạn chuỗi cung nói trên có thể sẽ được bù đắp nhờ sự tăng trưởng khởi sắc của ngành xuất khẩu. Một phần của đà tăng trưởng xuất khẩu dự kiến sẽ được thúc đẩy nhu cầu tái thiết của Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 172,7 tỷ USD trong tháng 3/2011.

Theo đánh giá của nhà kinh tế cấp cao Chris Christopher, thuộc hãng IHS Global Insight, ngành chế tạo, ngoại trừ lĩnh vực ôtô, sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ xuất khẩu mạnh mẽ, nhu cầu chi tiêu cho trang thiết bị của giới doanh nghiệp gia tăng và tích trữ trong các chuỗi cung ở Mỹ hiện còn thấp.

Ông Christopher lưu ý đồng USD yếu và đà tăng trưởng mạnh mẽ tại các nền kinh tế mới nổi cũng đang hỗ trợ cho ngành xuất khẩu của Mỹ. Hơn nữa, sự gián đoạn nguồn cung linh kiện từ Nhật Bản cũng làm giảm nhập khẩu vào Mỹ và thu hẹp thâm hụt mậu dịch của nước này.

Trong một diễn biến liên quan, FED mới đây cho hay mặc dù thị trường lao động Mỹ đang dần cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ vẫn ở mức cao là 7,6-7,9% vào cuối năm 2012. Theo dự tính của FED, tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay sẽ vào khoảng 8,4-8,7%.

Trong khi đó, bất chấp giá năng lượng và lương thực cao tại thị trường trong nước, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FORM) thuộc FED tại cuộc họp ngày 26-27/4 cho rằng lạm phát cao hiện nay chỉ là tạm thời và triển vọng lạm phát trong dài hạn vẫn ổn định. Song, FORM đã nâng dự báo lạm phát năm 2011 lên 2,1-2,8%. Chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng 3,2% trong tháng 4/2011, trong khi lạm phát chủ chốt - không tính giá lương thực và năng lượng - tăng 1,3%.

FORM cho hay sẽ vẫn duy trì lãi suất siêu thấp ở mức 0-0,25% thêm một thời gian nữa và sẽ hoàn tất chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD vào tháng 6 tới như kế hoạch đề ra.
 
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)

Tin mới hơn
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
  • “Vận mệnh” kinh tế thế giới 2012 theo... phong thủy
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • 10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
  • Tín dụng “đen” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Thái Lan: Lụt lớn chủ yếu do người
  • Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng
  • Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”
  • Trung Quốc có "cam kết bí mật" đối với Eurozone
  • Lạm phát tháng 9 tại Mỹ có thể chậm lại
Tin cũ hơn
  • Trung Quốc tiêu thụ kim cương nhiều thứ nhì thế giới
  • 10 thói quen “vung” tiền của người Mỹ
  • Thương mại ASEAN-Trung Quốc phát triển nhanh
  • Mỹ vỡ nợ sẽ là một thảm họa!
  • Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục đà tăng trưởng cao
  • Quốc tế có thể sẽ can thiệp vào kinh tế Hy Lạp
  • Nguy cơ thiếu hụt nguồn tài nguyên kim loại hiếm
  • Người Trung Quốc mua vàng để tránh lạm phát
  • Hạn hán tại Trung Quốc nặng nề nhất 50 năm qua
  • Mỹ thiệt hàng tỷ USD vì hàng “nhái” Trung Quốc
  • Thị trường đất hiếm: Thực trạng và triển vọng
  • Ấn Độ trên đường tìm lại châu Phi
  • Lạm phát gia tăng chênh lệch thu nhập của Trung Quốc và Ấn Độ
  • Canh bạc “dầu mỏ” của FED
  • Doanh nghiệp châu Âu ngày càng tin vào thị trường Trung Quốc
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn